Chi tiết bài viết

Kinh nghiệm trồng rau quả trên sân thượng


Ở thành phố không có nhiều diện tích để trồng rau quả nên các gia đình tận dụng những khoảng trống trên sân thượng, ban công để chăm chút cho vườn rau của mình. Nhà Vườn Tại Gia chia sẻ một số kinh nghiệm để chăm sóc rau quả trên sân thượng

1. Về dinh dưỡng cho cây

Đất: Đất thịt + trấu + xơ dừa + phân bò, hoặc dùng dất sạch chuyên trồng rau + trùn quế
Phân bón, dùng phân hữu cơ sinh học hỗ trợ cây ra hoa dậu quả , phân nhả chậm rải đều quanh gốc, lá sẽ rất xanh
Khi cây sắp ra hoa, lâu lâu rải thêm quanh gốc 1 ít phân NPK  rải đều trong chậu, không nên rải tập trung vào gốc, dễ làm cho cây chết. Rải nhiều quá, nó cũng chết.

2. Về chậu để trồng cây dùng chậu càng to càng tốt. Chậu nhựa có đường kính tiết diện thì các tốt. Chậu này chỉ thích hợp với ớt, cà, dưa leo. Với mướp, khổ qua, đặc biệt là bí đao, thì nên mua chậu to hơn, cây mới sung, ra trái nhiều và mập.

Ngoài ra mọi người có thể tận dùng thùng xốp, thùng sơn để trồng rau quả


3 về độ ẩm

Với những người nông dân làm lúa, họ luôn ghi nhớ câu nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống.

Với rau sạch cũng không ngoại lệ.

Mọi người chú ý Ngày tưới 2 lần, vào sáng sớm và tối. Tưới dạng phun sương là tốt nhất, tránh tình trạng thiếu nước khiến cây khó ra hoa, đậu quả.

4 Về việc mắc.Giàn:

Nếu trồng ở ban công, khỏi cần giàn. Nếu làm trên sân thượng hoặc sân nhà, có thể bắt thép làm gian2 hoặc dùng giàn lưới bán sẵn.

Cần bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ cây trong thời kì ra hoa đậu quả


5.Thụ phấn

Nếu khi cây ra hoa, có nhiều loại ong, thì để ong nó lo phần thụphấn. Nếu k có ong, ta phải hái hoa đực, ngắt bỏ cánh, lấy nhị của nó quẹt vào nhụy hoa cái. (Hoa đực là hoa k có cái đài dài, hoa cái có cái đài/cuống phình to, tượng hình cái trái). K có phấn hoa đực, trái dù tượng hình, vẫn khô, rụng. Lưu ý: những loại như ớt, cà thì tự nó đậu trái, k cần quan tâm vụ thụ phấn.

Có điều này cần nói thêm: riêng với dưa leo, nên ươm cách quãng, 15 ngày ươm vài cây, vì loại này chỉ ra bông đực trong lứa hoa đầu, sau đó chúng ra toàn bông cái, nên rất khó đậu. Ta trồng lớp kế thừa để chúng ra bông đực, thụ phấn cho lứa cũ.


6 Về việc phòng ngừa sâu rầy

Nếu bị rầy nâu bu nhiều, làm quắn lá, ta có thể xịt thuốc trị rầy, lúc cây chưa ra trái. Nếu cây đã ra trái thì nhánh nào bị rầy, ta cắt bỏ, cho vào thùng rác (nếu bỏ xuống gốc, rầy sẽ sinh sôi). Lâu lâu, ta nên cắt bỏ lá già, lá vàng, cắt những cành vô dụng, để giàn cây xanh mát, đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng vào nơi cần thiết.



- Khi bí đao ra hai bông cái cùng lúc, có thể đậu hai trái; nhưng nếu không cùng lúc, trái ra sau sẽ không đậu nổi.

Bài viết liên quan