Chi tiết bài viết

Phật thủ và bài thuốc chữa bệnh thường gặp hàng ngày


Phật thủ [Buddha's Hand Citron] bắt nguồn từ vùng thấp của dãy Himalaya. Một số suy đoán rằng Phật thủ được di thực bởi các tu sĩ Phật giáo Ấn Độ hoằng Pháp sang Trung Hoa vào khoảng năm 400 sau CN. Những người khác cho rằng Phật thủ phát triển ở thung lũng sông Dương Tử của từ loại giống khác. Trong bản văn cổ và tác phẩm nghệ thuật của Ấn Độ đã xuất hiện Phật thủ trước đó rất lâu [Vajasaneyi Samhita năm 800 tr CN, bức tranh nổi tiếng Ajanta từ năm 200 tr CN, sách Charka Samhita năm 100 sau CN].

Rất ít quốc gia phát triển cây Phật thủ. Trái Phật thủ chỉ bán ở một số nơi trong những thời điểm nhất định là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Taiwan, Việt Nam. Ở Trung Quốc, Phật thủ tượng trưng cho hạnh phúc và sống lâu, được bày như một vật tế tại bàn thờ. Ngoài ra, phổ biến như một cây cảnh, thường ở dạng bonsai. Từ thế kỷ thứ X các nghệ sĩ Trung Quốc đã mô tả nó trong các tác phẩm chạm ngọc, ngà, gỗ, sơn mài và là một loại thảo dược phổ biến của Trung y, tác dụng vào 3 kinh của gan, lá lách, phổi.

 

Đây là một trái Phật thủ cỡ nhỏ hơn một nắm tay người lớn, ngâm trong Hà thủ ô, Cam thảo, Mật ong… để giúp các bệnh về tiêu hóa, ho... Người Đài Loan ngâm 3 năm, ở nhà mình thêm 2 năm, trong và ngoài đều đen nhánh và mướt đồng nhất như thạch. Đặc biệt là vỏ tinh dầu sần sùi trở thành mỏng và mượt y như ruột, trong hình mình thái ra không còn phân biệt đâu là vỏ đâu là ruột. Có thể ăn như kẹo với nước trà, hay ngậm, hoặc nấu cháo. Mình giới thiệu, hy vọng các nhà vườn Phật thủ VN có nhiều cách chế biến để tận dụng công năng của trái Phật thủ chứ không chỉ kích thuốc cho to lấy trái trưng bàn thờ suốt năm còn các trái nhỏ bỏ phí.

Một số lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của Phật thủ gồm khả năng giảm đau, làm dịu dạ dày và chướng bụng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm bớt các khó chịu kinh nguyệt, hạ huyết áp, làm thông thoáng khó chịu về đường hô hấp, chữa ho tiêu đờm, tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm sưng, giảm bầm tím. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, Phật thủ kết hợp với Bai Giang Cao [chưa rõ vị thuốc này có phải hoa Patrina khô không???] hỗ trợ trẻ em viêm gan A. Ngoài việc làm thuốc, Phật thủ được chế thành trà và chiết tinh dầu làm nước hoa.

MỘT SỐ MÓN TỪ PHẬT THỦ.
CHÁO PHẬT THỦ
Cháo Phật thủ để bồi bổ lá lách, dạ dày, điều tiết khí của tam tiêu, giảm đau chướng, kích thích thèm ăn, làm long đờm…
- Gạo tẻ hạt tròn 100g
- Phật thủ 15g lấy phần ngón tay. Ngâm Phật thủ trong nước vo gạo đặc, cọ sạch bằng bàn chải, rửa lại bằng nước, lau khô.
- Đường phèn 30g
- Ninh cháo nhỏ lửa tới sánh thì ăn nóng. Nên ăn khi bị cảm lạnh, chướng bụng, biếng ăn
RƯỢU PHẬT THỦ
Rượu Phật thủ hoạt động như thuốc giãn mạch, tăng lưu thông, giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch hoặc cơn đau tim hoặc đột quỵ, giảm đáng kể sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch. Nếu bị huyết áp thấp, rượu Phật thủ sẽ hạ thấp nó hơn nữa. Rượu này uống hoặc dùng xoa bóp vết thương dạng bầm tím, giảm đau khớp.
- Dùng rượu gạo 40-45 độ
- Ngâm Phật thủ trong nước vo gạo đặc, cọ sạch bằng bàn chải, rửa lại bằng nước, lau khô
- Dùng dao bén lạng lớp vỏ ngoài ngâm vào rượu
- Để chỗ tối, mát ít nhất 2 tháng mới dùng được. Ngâm rượu bằng vò gốm, sứ hoặc thủy tinh, không dùng bình nhựa.


SIRO PHẬT THỦ
- Một cốc to 500ml nén chặt Phật thủ thái mỏng [cả cùi và vỏ]
- Một cốc tương đương như vậy đường kính
- 1 lít nước
- ¼ thìa café muối
- Nấu tới khi Phật thủ trong suốt thì cho vào lọ sạch, đậy kín 2 tuần sẽ bớt đắng, vớt hết bã. Như vậy là dùng được để pha chế thức ăn, làm bánh, uống, nấu chè, làm dịu cơn ho…
- Bã ngon, ăn được. Có thể sấy khô bã thành kẹ

Bài viết liên quan