Bài thuốc giải cảm công hiệu từ tía tô
Tía tô được sử dụng phổ biến làm gia vị trong chế biến món ăn. Không chỉ vậy, tía tô còn nổi tiếng chữa được bá bệnh, là vị thuốc được thần y Hoa Đà phát hiện.
Tía tô có nhiều dược tính kỳ diệu
Tía tô là loại cây thảo, thuộc họ hoa môi giống như rau húng, toàn cây có tinh dầu thơm.
Theo Đông y, tía tô là loại thảo dược kỳ diệu, tất cả các chi tiết của cây đều có khả năng chữa bệnh. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.
Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), chữa sốt, ho, bí mồ hôi, hỗ trợ tiêu hóa. Lá non thái sợi nhỏ cho vào cháo ăn giải cảm tốt.
Cành tía tô có tác dụng an thai. Quả chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Cây tía tô cả thân, lá, hoa đều có tác dụng chữa bệnh
Bài thuốc chữa cảm mạo, thương hàn
Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu kịp thời thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.
Bài thuốc lấy tía tô làm chủ vị đơn giản và hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này.
Bài thuốc: Tía tô, cúc tần, cây sả, kinh giới, lá bưởi, lá tre gai, ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.
Trường hợp cảm nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.
Trị cảm nhẹ ta nấu cháo cho tía tô và hành vào ăn nóng cho ra mồ hôi.
Trồng tía tô tại nhà để dùng khi bị cảm
PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà còn có tác dụng sát khuẩn.
Tía tô là cây dễ trồng, bạn có thể trồng tại vườn rau sân thượng. Liên hệ Nhà vườn Tại Gia để mua chậu nhựa trồng cây và chậu tía tô ươm sẵn.