Chi tiết bài viết

Công dụng của nghệ đen và một số lưu ý quan trọng


Nghệ đen ngày nay được nhiều người biết đến như một loại thần dược chữa bệnh. Theo Đông y, nghệ đen có tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen là vị thuốc dân gian chữa bệnh

Một số tác dụng của nghệ đen phải kể đến như:

Chữa chứng huyết ứ hoặc hành kinh không thông: Phụ nữ nếu thấy xuất hiện nhiều huyết khối, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh có thể sử dụng nghệ đen và ích mẫu (15g mỗi loại), sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa sản hậu, phù nề, vàng da: Nghệ đen 100g, hương phụ 100g, quả quất non 50g, cắn nước tiểu 5g, phơi khô, tán bột, luyện với mật ong vo viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên.

Nghệ đen tán bột giúp thông huyết bổ khí

Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g, sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa đau bụng từng cơn do khí lạnh hoặc tích trệ: Nghệ đen và mộc hương (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước dấm nhạt.

Bổ khí, dưỡng huyết, trị bệnh về khí huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung, mỗi loại 40g tán bột, hoàn viên. Uống 8-12g/ngày.

Nghệ đen chống chỉ định với viêm loét dạ dày

Những lưu ý khi dùng nghệ đen

Nghệ đen không giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương như nghệ thường mà ngược lại còn làm vết thương lâu lành.

Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng. Nghệ đen không thể dùng để thay cho nghệ vàng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng chúng để điều trị riêng hoặc dùng chúng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau. 

Bài viết liên quan