Chi tiết bài viết

Hướng dẫn cách tự làm phân trùn quế trồng rau sạch


Nhà Vườn Tại Gia giới thiệu cách làm phân trùn tại nhà. Trùn quế dễ nuôi, có thể tận dụng phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân gia súc... để làm thức ăn cho trùn, ít tốn kém chi phí đầu vào.

Ngoài các loại phân bón hữu cơ có trên thị trường, có thể tự tạo phân hữu cơ bằng những thứ rác thải hữu cơ hàng ngày mình thải ra như cơm thừa canh cặn, rễ rau... Nhưng quá trình này cũng khá mất thời gian chứ ko phải ngày 1, ngày 2 là có thể dùng được. Trên thị trường cũng có bán một số loại phân vi sinh giúp quá trình phân hủy được nhanh hơn, cái này mình chưa tìm hiểu kỹ lắm. Mình hay dùng cách băm nhỏ rau hoặc cho vào máy xay sinh tố quay 1 vài phát là xong, điều này giúp quá trình phân hủy sẽ nhanh hơn

Cách tạo phân trùn đơn giản:

Trùn sống trong môi trường ẩm ướt. Vậy nên hỗn hợp tạo phân trùn phải luôn giữ ẩm, nếu khô thì có thể khiến trùn bị chết.

1. Lấy 1 thùng xốp hoặc vật gì chứa được, tốt nhất là có nắp đậy (đề phòng mưa gió, chuột... Không cần là thùng kín nhé, có thể lấy luôn thùng xốp mà có lỗ cũng rất ổn. Nhưng phải nhớ che mưa, kẻo mưa chảy vào nhiều thì trùn cũng theo nước mưa mà ra đi chứ đừng nói là thức ăn.
2. Rau rác hữu cơ gồm: nước gạo + vỏ đậu khi làm giá đỗ + bã đậu khi làm sữa đậu nành + cơm thừa canh cặn, các thân rau như rau muống, mồng tơi, vỏ trái cây như chuối, dưa hấu...



3. Con trùn lấy từ đất, hoặc nếu có sẵn phân trùn, thì lọc một chút là ra được cả chục con thôi. Vì trùn ưa ẩm, nên nhiều khi đất trong chậu khô, mà dưới đáy chậu thì lại ẩm ướt, nên trùn chui xuống đó trốn vậy nên nhấc cái chậu ra là có thể bắt được trùn ở dưới đó.

Các bạn có thể mua con giống trùn ở các trại nuôi trùn quế hoặc lưu ý một chút ở các cửa hàng bán đồ câu cá có trùn to bự (ai sợ trùn có khi bị... ngất ngư).

4. Cứ 1 lớp đất ẩm lại cho 1 lớp rác hữu cơ. Nếu có phân trùn, thì nên cho vào đó một ít vì thường trong phân trùn sẽ có nhiều trứng trùn.
Trong thành phần thức ăn cho giun của bạn, theo anh Đứa Hòa cần thêm thành phần có chứa các bon, những thứ trên đa số là ni tơ (Đạm), Khi N + C sẽ có phản ứng sinh học lên men nhiệt độ có khi lên tới 54 độ C, khoảng 3-4 ngày thì nguội, con giun rất thích ăn thức ăn đang bị phân hủy này. Trong rác nhà bếp, anh Hòa cho tất cả, thịt cá thừa, trứng hỏng, Thậm chí cả một con chó bị chết nó vẫn ăn hết, Nguồn các bon bạn có thể lấy từ giấy báo, lá khô, bìa cát tông, riêng bìa cát tông nên ngâm nước, xé nhỏ cho dễ trộn. Nếu có thể ở giữa đống rác ủ, cần đặt thêm 1 ống nhựa, kiểu ống lọc giếng để không khí lưu thông, thức ăn sẽ phân hủy nhanh hơn. Anh Hòa để nơi chế biến rác thải ở ban công, ra đó thường xuyên vãn không có mùi gì. Nguồn các bon là cơm, cháo, đường,bìa giấy, lá khô...


Chú ý:
- Phân bò là thức ăn rất tốt cho trùn, nên nếu có phân bò thì nhớ đổ vào nhé. Bạn thắc mắc dùng phân bò loại nào, như thế nào đúng không ? Nên dùng phân bò tươi, hòa tan với nước rồi đổ vào cho trùn ăn, để nguyên phân tươi có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả đang ủ. Lưu ý không dùng phân bò đả qua xử lý nhé!
- Rất quan trọng: nhớ giữ ẩm cho hộp "phân trùn", vì trùn chỉ sống được trong môi trường ẩm (chứ đừng ướt quá). Khi ẩm ướt, trùn sinh sôi cũng nhanh.

Thành quả thu hoạch sau 1 tháng ủ là phân trùn có màu nâu, tơi xốp không phát mùi và nhiều trùn con.  Nào, đem đi bón cho rau sạch quanh vườn nhà, chăm chút cho vườn rau sạch trên sân thượng, ban công thôi nào!

Thật sự là rất dễ làm phải không ạ ? Oh yeah!

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất, dồn lâu hóa nhiều...

 

Bài viết liên quan