Chi tiết bài viết

Hướng dẫn trồng rau muống tại nhà


Trồng rau muống tại nhà rất dễ thực hiện nếu chúng ta tham khảo cách thực hiện sau:

1.Chuẩn bị dụng cụ trồng rau muống tại nhà

- Khay xốp

- Xơ dừa ủ đã xử lý vi sinh

- Đất dinh dưỡng

- Hạt giống rau muống

2. Cách gieo trồng rau muống

Hạt giống rau muống tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Nhưng tỷ lệ nẩy mầm khoảng 50-60% và thời gian lâu hơn.

- Ủ hạt giống: Để đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất:

Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ( 2 ly nước sôi và 3 ly nước thường)

Bước 2: Ngâm hạt trong nước pha trên từ 3h đến 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước từ 6-10h.

Bước 3: Để hạt giống ráo khô sau khi ủ.

- Chuẩn bị đất trồng rau muốn: hổn hợp đất dinh dưỡng

Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2 kg đất dinh dưỡng , cho hổn hợp đất vừa đầy mặt khay.

Bước 2: Dùng bình phun , phun nước cho đất trồng đủ ẩm thường xuyên.

- Gieo hạt: Rải hạt thành hàng 10cm x 15 cm.Tưới nước cho khay (hay thùng xốp), bằng bình phun với tia nước nhỏ,dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong  mát, tưới đủ nước 2 lần/ngày , khi hạt ra được 2 – 3 cặp lá  rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng.



Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát.

- Bón phân bổ sung cho việc trồng rau muống:  Bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá, bón phân Super lân để giúp rễ phát triển tốt.

- Bón phân lần 1: Sau khi cây rau muống ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê và 10g Super lân ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.Sáng nhớ tưới xả lại.

.           – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân  lần 1, tiếp tục phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, Rong biển, Atonik, phân bón lá ra rể mầm chồi… để giúp cây rau muống có sức đề kháng với sâu bệnh.

             – Bón phân lần 2: Cách lần 1 từ 10-15 ngày, pha liều lượng 08g-10g NPK, hoặc phân  DAP cho 4 lít nước.Tưới đều trên thân lá gốc cây rau muống lúc chiều mát, sáng hôm sau nhớ tưới rửa lại

- Bón phân sau khi thu hoạch lần đầu: khi thu hoạch rau muống cần cắt ngang gốc chừa lại gốc khoảng 2-3 cm, để 2-3 ngày gốc rau muống bắt đầu nhú mầm non cho đất hổn hợp rải trên mặt khay lớp 1-2 cm.sau 7-10 ngày cho phun phân bón lá “ ra rể mầm chồi ” giúp cây rau muống mau cho ra lá mới.Tiếp tục bón phân  như bón lần 1,2.

Khi rau muống có từ 3-4 cặp lá thì rau muống hay có hiện tượng nhạt màu, vàng lá là do thiếu đạm và hệ rễ nhạy cảm với đất trồng. vì thế việc bón phân lần 1 sẽ khắc phục được hiện tượng này


 Lưu ý:

1/ Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều, tránh nước có áp lực mạnh làm dập lá rau. Khi trời mưa to nên có mái che hạn chế nước mưa trực tiếp làm hư nhũng thối lá.

2/Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau muống sẽ lâu lớn hơn, hạt giống khó nẩy mầm hơn, cây rất dễ nhiễm nấm bệnh lá hay vàng, thân nhỏ lại. Cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008.

- Thu hoạch :

Thời gian thu hoạch lần 1: khoảng 40-50 ngày gieo có thể thu cắt rau muống đợt đầu tiên.Hay khi rau muống đạt độ cao khoảng 35-40 cm là cắt được.
Thời gian thu hoạch lần 2: sau khi cắt thu hoạch lần 1 cho bón phân bổ sung khoảng 20-25 ngày sau là thu hoạch lần 2.

Nếu chăm sóc cây rau muống tốt và đầy đủ dinh dưỡng thì có thể thu hoạch 5-6 đợt

Đất trồng rau muống sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới phơi đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để sử dụng lại.

Bài viết liên quan