Những lưu ý quan trọng khi ăn hành
Hành có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, đúng cơ địa, hành cũng có thể gây ra phản tác dụng.
Hành tốt cho sức khỏe
Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Hành còn làm tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, trướng khí, nôn mửa.
Theo tây y, hành có chứa allicin, một kháng sinh mạnh hơn cả penicillin giúp tăng cường miễn dịch. Vì thế, ăn hành rất hiệu nghiệm để phòng bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Hành là gia vị của nhiều món ăn
Bổ sung hành vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Một vài lưu ý quan trọng khi ăn hành
Ăn hành tươi sống có tác dụng mạnh hơn hành luộc chín. Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Vì thế, khi sử dụng làm gia vị nên cho hành vào khi món ăn đã chín và chỉ để một lúc.
Không nên ăn hành nấu chín
Ăn quá nhiều hành sẽ gây phản tác dụng như làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.
Theo đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc.
Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cũng mật ong và không được dùng ở người huyết áp cao.