Chi tiết bài viết

Tác hại khôn lường của trái cây được kích chín bằng hóa chất


Ngày nay, người tiêu dùng vô cùng ái ngại khi lựa chọn các loại trái cây ngoài chợ vì có nhiều thông tin liên quan đến việc trái cây được kích chín nhanh bằng các loại hóa chất độc hại. Để kịp bán với giá cao, chạy theo nhu cầu thị trường mà người lái buôn và nhà vườn đã sử dụng tràn lan các loại thuốc này mặc kệ sức khỏe người tiêu dùng.

Hóa chất kích chín trái cây

Hiện tại, tất cả những loại thuốc kích chín hoa quả trên thị trường đều không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ NN&PTNT. Liều lượng chất độc trong các loại thuốc này có thể sẽ tích lũy dần trong cơ thể và gây độc mạn tính, ung thư, sẩy thai…

Trước đây, bà con nông dân thường dùng đất đèn để kích chín trái cây sau khi thu hoạch. Khi đất đèn gặp nước sẽ sản sinh khí Acetylen (C2H2) giúp rút ngắn thời gian chín của trái cây. Tuy nhiên trong đất đèn có chứa Arsenic và phosphorus độc, còn sinh ra mùi hôi khó chịu, dễ cháy nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nhức đầu, chóng mặt… nên đã bị cấm sử dụng.

Nhỏ hóa chất trực tiếp vô mít

Ngâm hoa quả trực tiếp vào hóa chất kích chín

Nhưng gần đây xuất hiện nhiều loại thuốc nước siêu rẻ và cách sử dụng đơn giản hơn. Hóa chất này được bày bán công khai, tràn lan ngoài thị trường, hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng có giá vài nghìn đồng, liều lượng ít nhưng dùng được cho số lượng hoa quả rất lớn, chỉ cần tiêm hoặc ngâm thuốc này vào phần cuống mít non, đu đủ xanh… chỉ sau vài giờ đến 1- 2 ngày sẽ chín đều, có mùi thơm nồng.

Rất khó có thể kiềm chế tình trạng tiêm chất kích chín vào trái cây vì nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng", không có hiểu biết nhiều về tác hại của nó và chỉ cốt giúp cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn. 

Xoài trước và sau khi ngâm hóa chất

Để ngăn chặn vấn đề trên không phải chỉ một sớm một chiều mà phải thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền lâu dài và hiệu quả. Và các cơ quan nhà nước cấp địa phương cần phải phối hợp tích cực cũng như tăng cường công tác quản lý, giám sát. Việc hướng dẫn nông dân sản xuất trái cây theo hướng GAP là một cách phát triển nông nghiệp bền vững cần được phổ biến rộng hơn nữa. Có vậy, người tiêu dùng mới bớt đi phần nào tâm lý lo ngại thay vì hoang mang như hiện nay.

Phân biệt trái cây có thuốc kích chín

Trong khi chờ đợi sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, không còn cách nào khác là người tiêu dùng phải tự ý thức bảo vệ mình trước những nguy cơ ngộ độc từ các loại hoa quả bị kích chín bằng việc học cách nhận biết trái cây sạch và chỉ mua những loại có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bài viết liên quan